Trẻ con như tờ giấy trắng

Từ đó tới nay, cứ nó muốn gì là ảnh bảo chị ráng chiềTôi bảo chị, thế… mình sẽ chiều nó được tới khi nào? Rồi nó… muốn lột nóc nhà mình có chiều nổi không? Chị cười, 'em nói quá, con nít biết gì mà dữ vậy'!

Sáng sớm vừa thức dậy đã nghe bên vách hàng xóm ồn ào lời dỗ ngọt:

- Ồi… ồi… nín đi con, ba đi công tác có hai tuần là ba về thôi mà. Giọng đàn ông ồm ồm.

- Con không chịu…hờ…hờ… con không cho ba đi! Thằng bé cứ rống lên.

- Con hư quá, ba đi công tác là đi làm đó, như hàng ngày ba vẫn đi thôi, iếng người mẹ.

- Con không chịu, con không cần ba đi làm, con muốn ba ở nhà chiều chiều chở con đi công viên coi khỉ, chơi nhà banh rồi ăn gà rán, rồi mua đồ chơi…

Ảnh minh họa

- Thôi nào con trai ngoan, cho ba đi đi rồi về ba mua cho trái banh da nhé?

- Con không chịu, trái banh da dở òm! Hờ… hờ…

- Vậy bộ xếp hình Lego nhé? Giọng người đàn ông vẫn đấu dịu.

- Cái đó thì tạm được!

Thằng bé trả 7 tuổi lời tỉnh queo chứ không lèo nhèo như mới đó. Người cha xách va li ra cửa khi xe đón đã bóp những tràng kèn dài loạn xí ngầu.

Trong nhà, thằng bé lăn quay ra khóc với mẹ chứ chưa chịu đi học. Rằng ba nói vậy nhưng hai tuần lâu lắm, đi công tác biết bao nhiêu là việc, rồi ba sẽ quên thì sao? Người mẹ bảo “Vậy giờ mẹ mua trước món gì đó làm tin cho con nhé?”. Thằng bé “trả giá” rằng “Mua cái xe tăng lội nước hay cái xe đụng tường lộn ra con mới chịu à nghen”.

Tôi ở cạnh bên, chỉ cách nhau một vách tường nên khổ sở đầu óc là vậy. Đây không biết là lần thứ mấy cha mẹ trẻ ấy luôn dỗ con bằng đồ chơi, bằng năn nỉ và thỏa mãn các nhu cầu của thằng bé, chứ không phải là lời bảo ban, dạy dỗ, răn đe gì.

Thật ra nhà ấy cũng không khá giả lắm. Người chồng làm bên ngành văn hóa, nghe đâu bộ môn văn hóa dân gian nên luôn phải đi sưu tầm, điền dã. Người vợ làm kế toán ở một cửa hàng thời trang. Mấy khi ngó qua rào nhau mà khoe trái mướp, cây sả “nhà trồng” lớn bộn,  tôi có hỏi chị con lớn rồi sao chưa “kiếm thêm” đứa nữa cho có anh có em. Chị lắc đầu nguầy nguậy, “có một đứa mà ngán tận cổ”.

Ảnh minh họa

Rồi chị sẵn đà "tám” tiếp: “Em không biết chứ thằng con chị ghê lắm. Ngay từ 4 tuổi đã biết vòi vĩnh cha mẹ rồi. Chậc… hồi ấy em chưa dọn về khu phố này đâu. Bữa nọ dắt nó đi ăn sinh nhật con một người bạn của anh chị. Về nhà cứ nằng nặc đòi chiếc xe điện đụng như quà sinh nhật của thằng bé nọ. Mà thằng kia 7 tuổi, nó thì bé tí. Anh chị không đồng ý, nó khóc xanh lét mặt mày rồi bốc điện thoại gọi cho bà nội. Chậc, coi vậy chứ thông minh lắm em à, bốn tuổi mà nhớ số của ông bà nội ngoại rồi đó. Nó vừa khóc vừa nói với bà nội tới giọng khàn luôn.

Báo hại tối đó bà gọi lại mắng chị một trận te tua. Cuối cùng, sáng hôm sau vừa mở cửa nhà đã thấy bà lù lù chở cái xe điện đụng lại cho nó! Nhưng trận khóc hồi tối làm nó nóng sốt mất hai ngày. Anh chị phải nghỉ làm để lo cho con, còn bị ông bà hai bên mắng là không biết yêu thương con nít. Từ đó tới nay, cứ nó muốn gì là ảnh bảo chị ráng chiều, chị không lo được thì ảnh lo, chứ để ông bà hai bên biết được, la rầy mình cũng nhức đầu lắm. Mà cái xe điện đó, nó xài có mấy tháng là phải bán ve chai rồi”.

Tôi bảo chị, thế… mình sẽ chiều nó được tới khi nào? Con càng ngày càng lớn, cha mẹ càng ngày càng già. Chừng mình không còn khả năng chiều, mà nói nó cũng hết nghe, rồi nó… muốn lột nóc nhà mình có chiều nổi không? Chị cười, “em nói quá, con nít biết gì mà dữ vậy”.

Sau này, “nhân dịp” anh mổ ruột thừa, chị bận chăm chồng nên phải gửi thằng bé cho tôi hai đêm. Cô cháu ở bên nhau, vừa ăn cơm xong đã học bài. Nó chống đối bằng cụm từ trông trổng, “Ở nhà không vậy. Ba mẹ cho coi tivi đã mắt mới học bài”. Tôi bảo, học trò không nói trổng như vậy, phải gọi “Cô ơi” hoặc “Dì ơi”. Thằng bé sượng sùng đôi phút rồi bặm môi, miết miết mấy ngón chân nói “Cô ơi, ở nhà con xem ti vi xong mới học bài”. “À… hôm nay mình thử làm khác xem sao con ạ! Học bài xong, xem ti vi là đi ngủ, sẽ ngủ ngon hơn đấy!”. Thằng bé trù trừ ngồi vào bàn, rồi cũng học xong. Tự bật tivi xem rồi đi ngủ.

Quan trọng là cha mẹ dạy bảo như thế nào. Ảnh minh họa

Sáng ra, anh chàng nói “Công nhận cô nói đúng thiệt. Ở nhà con xem tivi thì thích thật nhưng tới học bài là buồn ngủ thôi à”. Tôi xoa đầu, khen cháu ngoan, nó cười híp mí.

Trẻ con cũng dễ bảo như vậy đó. Quan trọng là các bậc cha mẹ dạy thế nào. Hôm sau, cô cháu ăn cơm xong, nó còn biết phụ tôi xếp ghế cất, bưng nồi cơm để vào bếp. Lúc đi ngủ bất chợt nó hỏi “Cô có biết kể chuyện cổ tích không?”. “Mẹ con cũng kể mà”. “Không có ạ. Lên giường mẹ bảo con “ngủ đi” rồi quay vô với cái điện thoại à”. Tôi kể chuyện Tấm Cám cho nó nghe. Chưa hết chuyện đã thấy nó ngủ rồi. Trên môi điểm nụ cười rất thơ ngây. Quả thật trẻ con như tờ giấy trắng.

Nhưng tiếc thay nó chỉ ở với tôi có 2 đêm.

Bây giờ đang học lớp 2. Nó lại trở về “tố chất trẻ con” bởi sự yêu thương lệch lạc của ba mẹ nó.

Theo Phụ Nữ Online

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn